Mâm cỗ để cúng ông Công ông Táo nên cần chuẩn bị gì?
Cập nhật:
25 thg 1, 2019
Lúc
22:14
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, người Việt xưa thường cho rằng: Trong mỗi gia đình đều có Thần Táo Quân trông nom cuộc sống của họ.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Táo quân bao gồm ba vị định đoạt phước đức cho gia đình, hai Táo ông và một Táo bà.
Cũng theo đó, cứ đến ngay 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt Nam sẽ làm mâm cơm nhỏ, tiễn ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng (hay Ông Trời).
Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.
Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời.
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Lễ vật
Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ.
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?
Quan tâm 120/01/2017 06:10 GMT+7
-Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Cúng ông Táo: Những lưu ý các gia đình cần biết
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, người Việt xưa thường cho rằng: Trong mỗi gia đình đều có Thần Táo Quân trông nom cuộc sống của họ.
Theo tín ngưỡng dân gian, Thần Táo quân bao gồm ba vị định đoạt phước đức cho gia đình, hai Táo ông và một Táo bà.
Chia sẻ với VietNamNet, Giáo sư Trần Lâm Biền, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam nói:
"Phong tục tiễn ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp không phải là hủ tục mê tín dị đoan, mà là một tín ngưỡng thờ cúng dân gian của dân tộc ta.
Theo đó, tín ngưỡng này thờ cúng các vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi gia đình.
Tín ngưỡng này mang ý nghĩa nhân văn, hướng con người ta tích cực làm việc tốt, sống lượng thiện qua tích Táo quân lên chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng việc làm tốt, xấu của gia chủ trong năm.
Cũng theo đó, cứ đến ngay 23 tháng Chạp (ngày 23/12 âm lịch) hàng năm, các gia đình người Việt Nam sẽ làm mâm cơm nhỏ, tiễn ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc lớn nhỏ trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng (hay Ông Trời).
Phong tục này đã được người Việt Nam truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một nét bản sắc văn hóa độc đáo của nước ta.
Không khí Tết nhộn nhịp bắt đầu kể từ ngày "tiễn" Táo quân về chầu trời.
Vị Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.
Lễ vật
Lễ vật cúng Táo công truyền thống gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà.
Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ.
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị gì?
Những đồ "vàng mã" này (mũ, áo, hia, và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.
Theo tục xưa, riêng đối với những nhà có trẻ con, người ta còn cúng Táo quân một con gà luộc nữa. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa long" nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời.
Con cá chép này sẽ "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông sau khi cúng).
Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy là đủ.
Mâm cỗ
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc.
Tùy theo từng gia cảnh, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...v...v) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc..v...v..) để tiễn Táo công.
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm là thời điểm kết thúc một năm lao động, hoàn tất mọi công việc bận rộn của một năm để tiễn Táo quân lên báo cáo trên Thiên đình.
Vì vậy, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để tiễn các thần đi.
Sau khi tiễn ông Táo, mọi người bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa ở những nơi trang trọng.
Người Việt Nam thường làm lễ tiễn ông Công, ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.
Lễ cúng tiễn đưa ông Táo chầu Trời thường được cúng vào tối ngày 22 tháng Chạp Âm lịch hàng năm, hoặc sáng sớm ngày 23.
Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên Thiên đình.
Theo Vietnamnet
Lk k bạn
Trả lờiXóacó nhé bạn!
Xóamình đặt trc r đó bạn
Xóamuốn về nhà vãi luôn
Trả lờiXóavề luôn, hiu hiu!
Xóa